Giám đốc điều hành CEO là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giám đốc đốc điều hành CEO
Ta biết rằng CEO có trách nhiệm trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Tuỳ theo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp mà vai trò và nhiệm vụ của CEO sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện tốt trách nhiệm của CEO, những vai trò và nhiệm vụ chính của CEO là
1. Vai trò của CEO
- Xây dựng, chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty, chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.
- Hoàn thiện văn hoá công ty nhằm phát huy tốt hiệu quả trong việc xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đồng thời đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của CEO trong doanh nghiệp
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp bao gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng các bộ phận/phòng ban.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính. Kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí của công ty. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
- Thay mặt công ty trong việc giao tiếp với các cổ đông, các tổ chức chính phủ và công chúng.
- Duy trì nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành cũng như nắm bắt những cơ hội kinh doanh từ thị trường.
Những yêu cầu cần thiết để trở thành một CEO giỏi, chuyên nghiệp
Một CEO giỏi và chuyên nghiệp sẽ lèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng và phát triển vững mạnh, đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra ở mức cao nhất. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm được một CEO giỏi và chuyên nghiệp để quản lý và điều hành tốt công ty. Các yêu cầu cần thiết để trở thành một CEO giỏi và chuyên nghiệp là
1. Có những tố chất cần thiết
Những tố chất này có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể phải do rèn luyện, học hỏi và tích luỹ theo thời gian. Sự thông minh, nhạy cảm, chí cầu tiến, có thần thái, thiên hướng, uy lực của người chỉ huy cũng như óc tư duy chiến lược trong việc phân tích, hệ thống, logic và sáng tạo là một số tố chất cần thiết của CEO giỏi.
Ngoài ra, một CEO đại tài còn thể hiện được bản thân qua việc tò mò và không ngừng học hỏi các lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn để nâng cao sự hiểu biết. Họ luôn cho rằng thế giới này luôn tràn đầy sự mới mẻ hữu ích mà họ cần khám phá để hoàn thiện mình hơn. Sự học hỏi không ngừng, kiên trì theo đuổi ước mơ và luôn có đam mê cũng chính là những tố chất quan trọng tạo nên một CEO tài ba.
2. Kiến thức
Một CEO giỏi cần có kiến thức đa lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực chuyên môn và những lĩnh vực liên quan khác. Họ cũng cần có nền tảng khoa học về quản trị để có thể trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Để đạt được tất cả những điều này, việc không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những kiến thức mới để có thể tiếp cận kịp thời với các xu thế quản trị và điều hành công ty hiệu quả là việc cần nên làm.
3. Kỹ năng và kinh nghiệm
Có thể nói trong bất cứ lĩnh vực nào thì 02 yếu tố này cũng rất cần thiết và không thể thiếu, đặc biệt càng quan trọng hơn để trở thành một CEO chuyên nghiệp. Sự va chạm, trải nghiệm, thử thách và thậm chí là thất bại trong các lĩnh vực, môi trường và hoàn cảnh khác nhau đều sẽ trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu để bạn thành công trong sự nghiệp của một CEO. Vì vậy đừng ngại thử thách bản thân cũng như học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để có thể hoàn thiện khả năng lãnh đạo của mình.
Bên cạnh đó những yếu tố cần thiết về kỹ năng mềm trong đối nhân xử thế, trong quản lý như: nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, nắm bắt tâm lý, xử lý xung đột… sẽ giúp bạn vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tạo sự gắn kết trong nội bộ công ty, xây dựng được nền tảng văn hoá và trách nhiệm xã hội tốt giúp nâng cao hiệu quả uy tín và thương hiệu công ty. Đó chính là thành công của việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
4. Sức khoẻ
Đối mặt với khá nhiều áp lực trong công việc nên bạn cần có một sứ khoẻ tốt, một tinh thần khoẻ mạnh mới có thể vượt qua được những khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Một CEO khỏe mạnh và có phong thái tự tin, tư duy đĩnh đạc sẽ giúp cho nhân viên, đối tác, khách hàng có sự yên tâm khi làm việc và hợp tác. Ngược lại, nếu điều hành doanh nghiệp là một CEO có vấn đề về sức khoẻ thì uy tín của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng và còn tiềm ẩn những rủi ro trong các vấn đề quản lý, tranh chấp quyền lực khiến cho doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng khi thiếu sự dẫn dắt lãnh đạo.
Học ngành gì để có thể trở thành một giám đốc điều hành CEO chuyên nghiệp
.Có thể thấy, việc chọn đúng ngành học và môi trường tốt là một bước đệm để bạn tiến xa trong công việc tương lai của mình. Vậy ngành nghề nào, khối thi nào sẽ là lựa chọn tốt cho định hướng trở thành một CEO tài ba?
Bật mí câu trả lời là bạn có thể chọn thi các khối A, A1, D1, đây là những khối thi mà hầu hết các trường đại học xét tuyển để đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh. Hay nói cách khác, chọn học ngành Quản trị Kinh doanh bạn sẽ tiến gần hơn mục tiêu trở thành CEO của mình.
Cụ thể, khi học ngành này bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Bạn sẽ được học cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tốt tài chính, quản trị marketing, giải quyết rủi ro, thông thạo về chứng khoán, thống kê và kỹ năng lãnh đạo…
Bên cạnh những gì được dạy ở trường, bạn cũng nên trau dồi kiến thức về xã hội, con người. Hơn nữa, xây dựng tốt các mối quan hệ cũng là một điều không thể thiếu trong ngành nghề kinh doanh.
Đồng thời, bạn nên thường xuyên rèn luyện kỹ năng phân tích, phân công, hướng dẫn đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc thông qua đảm nhiệm các chức vụ như bí thư, lớp trưởng… tham gia hoạt động xã hội và đi làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bạn có thể tham khảo những trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh sau đây: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế TPHCM, Học viện Tài chính, Đại học Quốc tế, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT)…
Vì Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn nhất khi thi vào đại học, cao đẳng, do đó, tỉ lệ cạnh tranh sau khi ra trường sẽ rất cao. Chính vì vậy, việc trang bị tốt những kiến thức về kinh tế và kỹ năng bổ trợ sẽ phần nào giúp bạn “định vị” được giá trị của bản thân trước các nhà tuyển dụng.
Khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh, bạn nên chủ động tìm kiếm, cập nhật xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách đọc những tài liệu liên quan qua sách, báo… hay tra cứu tin tức trên internet. Việc làm này giúp bạn có thêm kiến thức thực tế trong ngành, nâng cao khả năng tư duy và phân tích.
Bên cạnh đó, bạn nên học thật tốt các kiến thức nền tảng như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học… để tạo bước đà cho việc đi sâu vào chuyên môn.
Khi bước vô chuyên ngành, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lý và xây dựng kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh với những môn cụ thể như Quản trị nhân sự, Quản trị marketing, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị rủi ro, Quản trị tài chính…
Tại thời điểm này, bạn nên xác định xem mình phù hợp với lĩnh vực nào sau khi ra trường, để tập trung phát triển thêm các kỹ năng liên quan cần có.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là kỹ năng ngoại ngữ. Cử nhân Quản trị Kinh doanh sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng khi có kiến thức vững chắc, tư duy nhạy bén và ngoại ngữ nhuần nhuyễn.
Hơn nữa, hiện nay tại một số trường đại học, tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ trong giảng dạy và học tập. Vì vậy, bạn nên trang bị “vũ khí” đặc biệt này để giúp bản thân dễ dàng tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như tự tạo cho mình một cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.
Nên học CEO ở đâu là tốt nhất?
Tổ chức đào tạo và phát triển doanh nghiệp SIC – là một tổ chức đào tạo doanh nhân, doanh nghiệp có chất lượng hàng đầu Việt Nam về cả nội dung chương trình, chất lượng giảng viên và tính chuyên nghiệp trong tổ chức.
Thế mạnh của SIC là đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, đa dạng nhiều lĩnh vực, đủ sức tư vấn cho các tổng công ty và tập đoàn lớn tới những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự khác biệt của SIC chính là đội ngũ giảng viên, phần lớn đều là các CEO đã và đang điều hành tại các tổng công ty và tập đoàn lớn trong nước và Quốc tế, vì vậy các chương trình đào tạo của SIC đều mang tính thực tiễn và ứng dụng cao.
SIC thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp cho các Doanh nghiệp và hơn 200 chuyên đề đào tạo khác về các kỹ năng lãnh đạo, quản trị, điều hành, làm việc cho các doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều doanh nhân, giám đốc, lãnh đạo các doanh nghiệp tham dự các chương trình đào tạo giám đốc của SIC và rất nhiều cán bộ quản lý các doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc do SIC tổ chức.
Ngoài ra SIC còn là đối tác đào tạo thường xuyên của hàng trăm doanh nghiệp trong tỉnh. Những chương trình đào tạo inhouse cho từng doanh nghiệp sẽ được khảo sát kỹ lưỡng và thiết kế thực tế theo đúng nhu cầu, mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotlne: 0901585881