Ngành thép và áp lực M&A từ Trung Quốc
Với những sức ép từ thép nội địa cho các doanh nghiệp trong thời gian tới có thể sẽ ngày một gia tang nếu như tầm kiểm soát của thị trường thép dần rơi vào tay các nàh đầu tư Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam thì các nhà đầu tư Trung Quốc gần đây đang tìm mọi cách để thôn tính và sở hữu các doanh nghiệp thép đang dần thua lỗ của Việt nam.
Việc làm này của các nhà đầu tư Trung Quốc có thể coi như là một chiêu nhằm lách luật vì Việt Nam hiện tại đang áp dụng chính sách áp thuế tự vệ đối với phôi thép, thép hình chữ nhật, sản phẩm tôn mạ hay thép dài có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc thâu tóm các nhà sản xuất thép trong nước giúp cho doanh nghiệp này có thể lách được các quy định khắt khe về thuế quan tại Việt Nam và thâu tóm thị trường Việt Nam bằng những chiêu thức giá rẻ.
Không những thế việc làm này của phía Trung Quốc sẽ giúp cho việc xuất khẩu thép của Trung Quốc gặp thuận lợi hơn khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài bởi lẽ thép Trung Quốc đang bị một số quốc gia trên thế giới như Mỹ và các nước Châu Âu tẩy chay và cáo buộc là bán phá giá. Trong khi đó Việt Nam lại tham gia khá nhiều các hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN, các nước EU hay Hàn Quốc…
Việc đầu tư cũng như thâu tóm thị trường thép Việt Nam sẽ giúp cho Trung Quốc thành lập nên một đại bản doanh vững mạnh tại Việt Nam để là kẽ hở giúp cho Trung Quốc có thể xả những hang tồn và cũng là cơ hội kinh doanh béo bở khi xuất khẩu thép sang nước ngoài.
Áp lực của ngành thép Việt Nam
Theo ghi nhận của Bộ kế hoạch và đầu tư thì các doanh nghiệp Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay tràn vào Việt Nam khá nhiều, Trung Quốc mang danh nghĩa là nhà đầu tư FDI lớn đứng thứ 4 trên thị trường Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 900 triệu USD tang 140% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn mà Trung Quốc đầu tư là một trong những bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư.
Quả thật đây là một trong những nước cờ khôn ngôn của Trung Quốc. Sau những giai đoạn tăng trưởng vượt bậc nhờ những doàng vốn tín dụng thì nền kinh tế Trung Quốc trở nên tăng trưởng chậm hơn hẳn, thị trường bất động sản kém lạc quan khiến cho khá nhiều doanh nghiệp thép có nhiều nợ xấu đe dọa đến các hệ thống ngân hang của nước này.
Theo như đnáh giá tín nhiệm S&P thì nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hang của Trung Quốc thì đến 2020 nợ xấu của nước này có thể tăng lên 11 hoặc 17% trong khi đó một số nhà phân tích tính tỷ lệ nợ xấu thực tế nước này hiện nay là 15% trong đó thì ngành thép chiếm đa số vì ngành thép nước này hiện nay đnag rơi vào tình trạng thừa cung.
Để đối phó với những viễn cảnh bi quan của thực tại để giảm tránh thất nghiệp cũng như thất thu thì Ngân hang Trung Ương Trung Quốc đnag kêu gọi các doanh nghiệp nước này đầu tư ra nước ngoài và giảm công suất sản xuất trong nước. Nếu như thực hiện như vậy thì chính phủ Trung Quốc có rất nhiều khuyến khích cho các doanh nghiệp như giảm lãi suất ngân hang, hỗ trợ phát triển các dự án.
Với sự khuyến khích của chính phủ, một số doanh nghiệp tại Trung Quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi tiêu biểu là tập đoàn thép Hebei Iron & Steel Group đã đầu tư vào nước ngoài thâu tóm luôn doanh nghiệp thép của Serbia đang thua lỗ với giá 52 triệu USD và đầu tư một số vốn lên đến 250 triệu USD để tu bổ, cải tạo và mở rộng sản xuất. Dần dần thì ngành thép Trung Quốc càng tấn công mạnh mẽ hơn snag các thị trường như Ấn Độ làm cho tập đoàn thép Tata của nước này cũng phải lao đao.
Vì vậy khi các doanh nghiệp thép đổ bộ vào Việt Nam nhiều hơn thì các doanh nghiệp cũng như tập đoàn thép Việt Nam như: Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina…sẽ gặp nhiều khó khan hơn đặc biệt trong giai đoạn ngành này đang có xu hướng phát triển chậm.
Không giống như 2 năm trước thì thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm nay đnag tăng trưởng chậm khiến cho sức tiêu thụ của ngành thép cũng bị ảnh hưởng. Giá phôi thép theo đánh giá của VSA sau khi tăng đợt tháng 3 đến nay cũng giảm đnags kể khoảng 10USD/tấn, hiện giá thực tại là 430-440USD/tấn, thép cuộn cán nóng cũng giảm đnags kể 34USD/tấn so với đầu tháng 3, giá hiện tại còn 475-480 USD/tấn. Thị trường tiêu thụ thép năm 2016 tăng 23% thì đến quý I năm nay mức tăng trưởng đã giảm xuống còn 6,5%
Các doanh nghiệp Trung Quốc khi thâu tóm thị trường thép Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thép trong nước và thép xuất khẩu ra nước ngoài mà còn có nguy cơ về ô nhiễm môi trường khi hứng chịu các khí thải từ các doanh nghiệp này mang lại cũng như thụ hưởng sự lạc hậu về khoa học công nghệ.