Khổng Minh và những bài học cho người làm tướng có giá trị muôn đời
Gia Cát Lượng từ lâu đã được ghi truyền trong sử sách là một nhà cầm quân kiệt xuất, ông là một người có cách nhìn người khá tinh thong.
1.Người đứng đầu phải biết mọi thứu về cấp dưới đừng khinh thường bất kỳ ai
Từ trước đến nay kể cả trong tài liệu cổ đại, những người khinh thường người khác thì sẽ không chiếm được cảm tình với mọi người. Khi lãnh đạo khinh thường cấp dưới sẽ không khiến họ tâm phục khẩu phục , càng làm cho công việc trở nên khó khăn hơn vì lúc đó nhân viên cấp dưới sẽ không dốc hết tâm sức để làm việc.
Người lãnh đạo cần phải hiểu người cấp trên, biết người cấp dưới, nên cân nhắc trước khi nói và hành động.
2. Biết năng lực cấp dưới và cho họ cơ hội để phát huy
Gia Cát Lượng rất chú trọng đến việc sử dụng nhân tài một cách phù hợp. Gia Cát Lượng đã từng đề nghị tổ chức một đội quân thi đấu bắn cung, đấu kiếm… để đánh giá về tài năng của họ để có được đội quân tinh nhuệ, thiện chiến..Ngoài ra ông cũng đưa ra những tiêu chuẩn để tìm kiếm những nhà lãnh đọa với những khả năng khác nhau.
- Những người can đảm, cẩn trọng có thể lãnh đạo được một người lính
- Những người có trái tim nhạy cảm thấu hiểu lòng người sẽ cho họ lãnh đọa một vạn lính
- Những người có khả năng gắn bó với những người khôn ngoan, cẩn trọng từng việc nhỏ, rộng lượng, có tinh thần vững vàng có thể lãnh đạo cả tram nghìn lính.
Khổng Minh và những bài học cho người làm tướng có giá trị muôn đời
3. Người đứng đầu phải thắng được lòng người bằng sự công bằng và chăm sóc những nhu cầu nhỏ nhất của cấp dưới
Trong xã hội ngày nay, chúng ta hầu như không mong đợi gì bởi sự chăm sóc đặc biệt từ lãnh đạo cấp trên. Nhưng theo Gia Cát Lượng thì để có thể cầm quân hay lãnh đạo tốt thì người cấp trên phải đảm bảo an toàn cho những người đang trong hoàn cnahr khó khăn hay đang gặp nguy hiểm để họ có thể vững tin hơn. Nên lắng nghe những người cấp dưới. Nên tôn vinh những người khôn ngoan, khuyến khích những người dung cảm.
4. Đầu tiên hãy sắp xếp chính mình sau đó sắp xếp những người khác
Muốn là một người lãnh đạo tài ba trước hết họ phải nắm được cơ cấu tổ chức của họ, nguồn gốc từ mọi vấn đề phải bắt đầu từ người cấp trên. Nếu như người lãnh đạo không biết cách tổ chức hợp lý thì cấp dưới của họ sẽ không làm được bất cứ việc gì họ giao như Khổng minh đã từng nói “ Đầu tiên là sắp xếp những vấn đề ở gần, rồi đến những vấn đề ở xa. Đầu tiên tổ chức bên trong sau đó tổ chức bên ngoài. Đầu tiên tổ chức cơ bản, sau đó sắp xếp những phát sinh. Sắp xếp những cái mạnh trước những cái yếu. Tổ chức sự kiện lớn rồi đến các hoạt động nhỏ. Đầu tiên sắp xếp chính mình, sau đó sắp xếp người khác.”