“ĐỐI PHÓ” NHƯ THẾ NÀO VỚI 4 KIỂU NHÂN VIÊN “KHÓ CHỊU”

Cách đối phó với 4 kiểu nhân viên khó chịu

Quản lý nhân viên trong công ty luôn là đề tài muôn thuở đối với các sếp. Công ty, doanh nghiệp càng lớn mạnh, số lượng nhân viên càng nhiều tương ứng với việc càng khó kiểm soát về nhân lực. Nắm trong tay quyền sa thải nhân viên bất cứ lúc nào bạn muốn nhưng nếu không tỉnh táo và không đưa ra những quyết định sáng suốt một “nhân tài” có thể bị chính tay bạn loại bỏ khỏi công ty một cách nuối tiếc. Một lần sa thải là một lần nội bộ trở nên mất ổn định vì thế hãy cân nhắc, đưa ra phương hướng giải quyết làm cho “nhân tài” thích nghi với môi trường làm việc.

Theo như sự tìm hiểu có khoa học của các chuyên gia cho biết trong một tập thể nhân viên sẽ có 4 kiểu nhân viên khó ưa. Thay vì áp dụng các chính sách, nội quy khô khan bạn nên áp dụng chính sách mềm mỏng, khéo léo, không chỉ mang đến lợi ích cho nhân viên mà điều này còn đem lại lợi ích cho công ty.

 Sau đây là 4 kiểu nhân viên khó ưa, khó chịu thường thấy trong công ty và những cách đối phó, giải quyết tình hình công ty mang lại lợi ích hiệu quả trong quản lý nhân sự.

Giải pháp đối phó với 4 kiểu nhân viên khó chịu

1. Kiểu nhân viên tự kiêu

Tự kiêu là một trong những tính cách khó ưu đầu tiên. Kiểu nhân viên tự kiêu là người hay tự phóng đại, làm quá về tầm quan trọng của chính họ trong công việc, họ muốn được nhiều người khen ngợi và được chú ý nhiều hơn. Tỏ ra tự cao, không quan tâm đến những người xung quanh đang nghĩ gì, không có sự chia sẻ đồng cảm với mọi người.

Với kiểu nhân viên này, dùng cách góp ý thẳng thắn sẽ khiến họ phản kháng mạnh mẽ. Nếu bạn muốn giữ chân họ vì họ là người tài bạn phải cho họ những lợi ích nhất định kèm theo đó là trọng trách, trách nhiệm với lợi ích đó.

Nhìn nhận một cách thực tế thì đa số những người có tố chất trở thành lãnh đạo đều có một chút gì đó cao ngạo, tự kiêu. Khi họ ở vị trí cao, nắm giữ quyền lực họ sẽ xử lý tốt các công việc và trách nhiệm mà công ty đặt ra với họ.

2. Kiểu nhân viên nhiều chuyện

Điển hình nhất trong một văn phòng đó chính là kiểu nhân viên lắm chuyện, nhiều lời. Nếu bạn cảm thấy kiểu người này nói xấu quá nhiều, nói xấu trong chừa một ai, nói xấu từ trên xuống dưới, tung tin đồn tạo mâu thuẫn trong công ty thì đây không còn là vấn đề nhỏ nữa mà đây một hành vi phá hoại công ty, phá hoại hình ảnh của người khác. Bạn phải xử lý ngay chuyện này.

Khi bạn là nhân vật chính trong những câu chuyện đồn thổi bạn chẳng cần phải quan tâm với những tin đồn thất thiệt đó, tốt nhất nếu có thể thì đừng ùa theo nói xấu người khác.

Cách đối phó với những nhân viên kiểu nói nhiều chỉ có cách gọi họ đến nói chuyện, đưa ra những lý lẽ giải thích về việc làm vô bổ mang đến hình ảnh xấu cho công ty mà họ đã làm để họ tự cảm thấy mình nên rút lui khỏi việc đồn thổi.

Nói theo cách tích cực và mang lại lợi ích cho công ty thì những nhân viên thuộc kiểu này thường có khả năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng khá tốt. Bạn hãy dựa vào điểm mạnh này để giao cho họ những công việc phù hợp ví dụ như việc chăm sóc khách hàng, tư vấn bán hàng,..

3. Kiểu nhân viên dễ tức giận, nổi cáu

Trong công việc sẽ không tránh được những áp lực, căng thẳng dồn nén làm bạn khó chịu. Với kiểu người dễ cáu giận họ sẽ thể hiện ra mặt sự tức giận, khó chịu, lớn tiếng với các đồng nghiệp trong công ty. Nhân viên kiểu này thuộc dạng khó đối phó nhất trong các kiểu nhân viên.

Sự tức giận tiếp diễn ngày này qua ngày khác sẽ khiến cho đồng nghiệp cùng công ty trở nên khó chịu, phá hủy bầu không khí làm việc tích cực. Nguy cơ cao dẫn đến sự xích mích, đánh nhau trong nội bộ công ty.

Trong cương vị là nhà lãnh đạo, cấp trên của nhiều nhân viên, bạn phải là người hiểu rõ nhất tác hại của sự nổi cáu và hành vi mất kiểm soát trong hành động.Vì thế bạn cần ngồi xuống trò chuyện với những vấn đề mà kiểu người này gặp phải và đang vướng mắc. Công ty muốn phát triển phải quan tâm và giải quyết ngay mọi căng thẳng đang diễn ra bên trong nội bộ của công ty.

4. Kiểu nhân viên thích đổ lỗi cho người khác

Mọi sai lầm, rắc rối họ đều quy tội cho người khác, khiến cho đồng nghiệp bên cạnh họ luôn cảm thấy có lỗi với những sai trái không phải do chính họ gây ra.

Muốn đối phó với kiểu người này bạn nên thẳng thắn nói rõ cho họ biết về những nhận định, nhận xét họ đưa ra là hoàn toàn sai, điều này làm ảnh hưởng lớn các đồng nghiệp khác và ảnh hưởng đến bộ mặt của công ty. Khi nói chuyện với họ thay vì đưa ra những câu nói mệnh lệnh bạn nên đưa ra những câu nói mang tính gợi ý, cách nghĩ của mình để cho họ lựa chọn và tự nhận trách nhiệm về lựa chọn của họ.

Với tính cách như họ bạn nên cân nhắc khi cho họ vào làm việc nhóm vì rất dễ khiến nhóm trở nên chia rẽ, bất đồng quan điểm. Đa phần những người này chỉ phù hợp với những công việc độc lập, riêng tư mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(+84) 913 141 086