Bài học quản trị từ Alexander Đại Đế: Lãnh đạo “Sư tử” cùng đội quân “Cừu”
Alexander Đại Đế là vị chiến lược gia quân sự lãnh đạo tài tình vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại của Hy Lạp. Người từng có câu:”Tôi không sợ một đàn sư tử được lãnh đạo bởi một con cừu. Nhưng tôi e ngại một đàn cừu được lãnh đạo dẫn dắt bởi một con sư tử”
Trong quản trị, nhà lãnh đạo luôn luôn giữ vai trò quan trọng, phong cách lãnh đạo sẽ quyết định đến sự phát triển của cả đội. Một người lãnh đạo tốt phải là một người đứng đầu có phong cách lãnh đạo khác biệt, không ngại thử thách, không ngại những quyết định khó khăn. Biết cách xử lý những rắc rối sai lầm, biết cầm nắm điều khiển được cái tôi của các thành viên trong đội, đặt ra một tiêu chuẩn để các thành viên trong đội tích cực làm việc, hoàn thành mục tiêu, cải thiện kỹ năng của từng người.
Muốn xây dựng một đội mạnh, nhóm làm việc mạnh bạn phải nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong đội, vạch ra các phương hướng, các yếu tố tác động đến khả năng làm việc của các thành viên trong đội.
Alexander Đại Đế từ khi sinh ra đã mang trong mình dòng máu của một chiến binh thiên bẩm. Ông chiến đấu bằng tài chiến lược, sự quyết đoán, lòng quả cảm, không để mọi yếu tố bên ngoài từ cảm xúc cá nhân đến các mối quan hệ xung quanh tác động, chi phối, đánh lạc hướng tư tưởng. Luôn xác định rõ mục tiêu cuối cùng đó là giành được sự chiến thắng vĩ đại trong lịch sử, chinh phục thế giới và đặc biệt là chinh phục được lòng trung thành, tận chung của đoàn quân luôn kề vai sát cánh với ông.
Bằng tài thiên bẩm cùng sự rèn giũa học tập từ những người thầy, bậc triết gia tài giỏi cả về chính trị, chiến tranh, văn hóa Alexander Đại Đế đã trở thành một chiến binh xuất sắc, bước lên ngôi vua vào năm 20 tuổi, tích cực chiến tranh với kẻ thù củng cố địa vị, mở rộng đế chế Hy Lạp cổ đại. Alexander Đại Đế luôn đặt mình ở thế chủ động dù đang ở thế chủ động tấn công hay bị động phòng thủ, ông sẵn sàng xông pha vào giữa trận chiến tiên phong đánh bại kẻ thù.
Xét từ đây ta nhận thấy nếu chúng ta lớn lên và học hỏi được những kiến thức từ những bậc thầy tài giỏi thì nhất định bạn sẽ phát triển. Đừng chờ đợi mọi thứ xuất hiện mà hãy tự mình dành lấy và làm chủ. Một người lãnh đạo giỏi phải luôn đặt mình ở thế chủ động, phải tự lường trước và cảnh báo được những điều sắp xảy ra để lên kế hoạch tác chiến ứng phó tốt nhất.
Ở cương vị là một nhà lãnh đạo phải có ý thức tự nhận trách nhiệm về những thiết sót của cả đội ngay cả khi đó không hẳn là lỗi của riêng mình. Khi nhân viên gặp phải những sai lầm làm ảnh hưởng đến công việc, một nhà lãnh đạo sáng suốt họ sẽ không trách móc và thay vào đó họ sẽ xem xét lại những điều nhân viên đó thú nhận rồi tìm ra cách giải quyết, hướng dẫn nhân viên tìm cách xử lý, sửa chữa lỗi lầm, nhắc nhở để không bao giờ được tái phạm với những lỗi tương tự.
Bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm nhưng tuyệt đối không được do dự. Một giây cho sự do dự chính là cái kết sai lầm trong công việc. Một quyết định do dự sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy phía sau. Muốn thắng trận phải cương quyết đưa ra những quyết định sáng suốt.
Người lãnh đạo phải là người tiên phong, phải có tầm nhìn xa trông rộng có như vậy mới thu phục được lòng người, thuyết phục được sự tin tưởng, tín nhiệm của đồng nghiệp từ đó là tiền đề tấm gương và là động lực để họ phấn đấu làm việc hiệu quả.
Tóm lại bài học rút ra từ vị vị chiến vi vĩ đại Alexander Đại Đế đó là : Mặc dù bạn có một đội quân “sư tử” với những người tài giỏi, tiềm lực hùng hậu những được dẫn dắt bởi một chú “cừu” do dự hay lo sợ, không có tinh thần chiến đấu thì kết cục cuối cùng chỉ nhận lại sự thất bại. Ngược lại, với một vị tướng lãnh đạo giống như một chú “sư tử” kiên cường, dũng mãnh, quyết đoán sẽ luôn tạo động lực, tinh thần làm việc vượt ngoài sức tưởng tượng về đội quân “cừu” bình thường. Một vị tướng giỏi sẽ tạo nên sự khác biệt cho cả một đội tưởng chừng như có thể đánh bại.