Những điều cần ghi nhớ nếu như bạn muốn ghi điểm với sếp
Nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho bản thân không bao giờ là thừa. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết, giúp bạn hoàn thành các công việc được giao một cách nhanh chóng, dễ dàng mà còn giúp bạn ghi điểm với sếp, lấy được sự tin tưởng của sếp. Dù là đồng nghiệp hay cấp trên của bạn cũng sẽ cảm thấy ngưỡng mộ và thán phục một nhân viên có tầm hiểu biết sâu rộng. Ngoài ra nó còn thể hiện bạn là một con người có niềm đam mê và luôn cố gắng hết mình vì công việc.
Tuy nhiên, đừng vì muốn lấy lòng sếp, vì chứng tỏ sự hơn thua với đồng nghiệp hay vì muốn được mọi người ngưỡng mộ mà bạn tự biến mình thành “thùng rỗng kêu to” với những lý thuyết suông. Hãy thể hiện bạn là một người hiểu biết thực sự và hãy khéo éo áp dụng được lợi thế này của mình vào công việc thực tế. Đây chính là cách mà bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ tất cả mọi người.
2. Đừng nói “không” với sếp
Ai cũng hiểu rằng thái độ chán nản và tiêu cực trong công việc chính là thuốc độc nhanh chóng giết chết sự nghiệp của bạn. Vậy nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để giữ vững tinh thần và duy trì thái độ tích cực trong công việc, đặc biệt là khi bạn phải làm những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc phải chịu nhiều áp lực.
Bạn có biết, một trong những chìa khóa để tạo nên thái độ tích cực trong công việc đó là niềm tin vào khả năng của mình. Hãy tự biến mình trở thành người có thái độ tích cực, luôn vui vẻ, hăng say và đam mê với tất cả những gì bạn làm.
Đừng vội vàng nói “không” với cấp trên của bạn khi họ đưa ra một yêu cầu hợp lý, thay vì trốn tránh và bàn lùi, bạn hãy mạnh dạn đứng lên nhận nhiệm vụ, trở thành người đầu tiên nói đồng ý, đây sẽ là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng cũng như tích lũy kiến thức cho bản thân. Điều này hẳn sẽ khiến cho sếp của bạn cảm thấy hài lòng và tự hào về bạn lắm.
3. Đi làm đúng giờ
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà lãnh đạo. Điều này không chỉ thể hiện bạn là một nhân viên nhiệt tình, luôn sẵn sàng cống hiến cho công việc và tuân thủ đúng mực quy định chung của công ty. Muốn tạo nên thành công thì động lực, mục tiêu và kiến thức đều là những yếu tố không thể thiếu, ngoài ra thì bạn cũng không thể thành công nếu như không có sự nỗ lực hết mình.
4. Đối mặt với sai lầm
Chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần phạm phải sai lầm, điều quan trọng là bạn có dám dũng cảm đối diện và thừa nhận sai sót của bản thân hay không, để từ đó có thể sẵn sàng chịu trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Sai sót dù có lớn cỡ nào cũng sẽ không để lại dấu ấn vĩnh viễn trong sự nghiệp của bạn, hơn thế nữa nó còn có thể góp phần vào việc học hỏi của bản thân. Vì thế, đừng né tránh sợ hãi, lờ đi hay đổ lỗi cho người khác khi có vấn đề xảy ra, mà nhiệm vụ cần giải quyết ngay lúc đó chính là nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề đã xảy ra. Dù có không hài lòng nhưng cấp trên của bạn sẽ không còn để ý những sai phạm đó khi nhận ra phẩm chất đáng quý này của bạn.
5. Giúp đỡ đồng nghiệp
Các nhà lãnh đạo không chỉ dựa vào năng lực và hiệu quả làm việc để đánh giá về con người bạn, cách bạn cư xử với mọi người xung quanh cũng như cách đối nhân xử thế của bạn cũng là một yếu tố quan trọng để giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Không cần quá cầu kỳ khoa trương, chỉ cần một nụ cười, một lời chào hỏi khi gặp nhau, một vài hành động nhỏ như giúp mở cửa, nhặt giúp đồ … cũng khiến bạn trở thành người thân thiện và tốt bụng trong mắt mọi người.
6. Trở thành bạn tốt của sếp
Hãy chứng minh bạn là một người đáng tin cậy, kể cả trong công việc và trong cuộc sống. Cấp trên thường có xu hướng cất nhắc những người họ hiểu biết, quý mến và tin tưởng. Vì thế, bạn hãy chủ động tạo nên những cơ hội để sếp có thể hiểu hơn về những phẩm chất của mình.
Nếu như sếp có nhận xét hay đánh giá về công việc bạn đang làm, dù có phần gay gắt hay quá đáng thì bạn vẫn nên giữ bình tĩnh và kiềm chế mọi cảm xúc của mình. Để đến khi sếp đã quan cơn tức giận thì bạn hãy nhẹ nhàng và chủ động giải thích mọi chuyện với sếp vẫn chưa muộn.